Sonate là gì? – Nền âm nhạc ở thời kì Cổ điển Viên

       Chào các bạn, việc chơi piano cổ điển thì chắc hẳn chúng ta không thể bỏ qua những tác phẩm Sonate (Xô – nát), nhưng chúng ta liệu có thực sự hiểu về những bản Sonate đó ? Hãy để Trung tâm âm nhạc Domingo giải đáp giúp bạn đẻ có thể hiểu hơn về việc “ Chơi Piano cổ điển “ của mình nhé !

       Trước hết danh từ “sonate” xuất hiện vào đầu thế kỷ XVII trong sự nghiệp sáng tác của các nhạc sĩ Y, là tên gọi cho các khúc khí nhạc nhỏ. Trải qua nhiều thời kì, Sonate đã có những quy định về cấu trúc rõ ràng, chặt chẽ. Và thời kì chúng tôi đang nhắc đến là thời kì “Cổ điển Viên” hay còn gọi là “Thời kì Kinh điển” ở thế kỉ XVIII. 

       Đầu tiên, cần nhớ rõ: SONATE VỪA LÀ 1 HÌNH THỨC, VỪA LÀ 1 THỂ LOẠI  mà trong sinh hoạt âm nhạc hàng ngày người ta vẫn gọi chung là SONATE …

       Cấu trúc của 1 hình thức sonate gồm 3 phần: Trình bày, phát triển và tái hiện. Trong đó phần phát triển mang tính chất kịch tính, biểu hiện sự xung đột trong tác phẩm. Hình thức Sonate có khả năng diễn tả một các sâu sắc những suy tư và đời sống tình cảm con người. Và ở thời kì này, hình thức sonate không ngừng phát triển và hoàn hình trong lĩnh vực nhạc thính phòng và giao hưởng

PHẦN TRÌNH BÀY

– Mở đầu (tốc độ chậm, có hoặc không có)

– Chủ đề (Tốc độ nhanh)

– Đoạn nối 

– Chủ đề 2

– Kết phần trình bày

PHẦN PHÁT TRIỂN

– Làm nổi bật chủ đề ở phần trình bày bằng các thủ pháp: Chuyển giọng, thay đổi âm hình tiết tấu, kỹ thuật đa âm,..

– Có thể xuất hiện chủ đề mới

PHẦN TÁI HIỆN

– Chủ đề 1

– Đoạn nối 

– Chủ đề 2 

– Coda ( có thể có hoặc không )

 

THỂ LOẠI SONATE 

Thể loại Sonate nói 1 cách quen thuộc gọi là 1 “ Bản Sonate”. Bản Sonate là 1 tác phẩm khí nhạc có 3 hoặc 4 chương. Trong đó có ít nhất 1 chương viết theo hình thức Sonate, các chương còn lại có thể viết theo hình thức Minuet, Scherzo Rondo,… Vậy ta đã có thể hiểu được, có những bản Sonate nhưng lại có tên là Rondo. Đó thực chất là 1 hình thức thuộc 1 chương của bản Sonate.

Ví dụ tác phẩm quen thuộc “ Hành khúc Thổ Nhĩ Kì” hay còn biết đến cái tên “Rondo alla Turca”.  Vi tác phẩm viết theo hình thức Rondo, thuộc chương 3 bản Sonate số 11 của Mozart

Chương 1:

Đây là chương thường được viết dài nhất và chặt chẽ nhất, tốc độ nhanh, mang hình thức Sonate (hình thức Sonate đã được nói ở phần trên)

Chương 2:

Thường là 1 chương chậm tạo sự tương phản với chương 1, giai điệu mang tính trữ tình, có khi là suy tư hoặc bi thương

Chương 3:

Thường được viết ở hình thức Minuet hoặc Scherzo, tốc độ có thể đi từ nghiêm trang đến sinh động

Chương 4:

Ở thời kì Cổ điển Viên, Sonate thường viết ở hình thức Sonate hoặc Rondo. Rondo là một hình thức có cấu trúc đối xứng, tốc độ nhanh, sinh động

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *